Sở y tế tỉnh Bình Thuận
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bình Thuận

Gọi ngay để được hỗ trợ trực tiếp 24/7

.
Hotline: 0252 3 834 536

Sở y tế tỉnh Bình Thuận
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bình Thuận

Sở y tế tỉnh Bình Thuận
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bình Thuận

.

Tin tức - Sự kiện

CHỦ ĐỘNG PHÒNG BỆNH SỞI ĐỂ GIẢM NGUY CƠ BÙNG PHÁT DỊCH
0252 3 834 536 https://zalo.me/02523834536 https://www.facebook.com/CDCBinhthuan?mibextid=ZbWKwL https://goo.gl/maps/tYN85EvoSRVAXss9A

CHỦ ĐỘNG PHÒNG BỆNH SỞI ĐỂ GIẢM NGUY CƠ BÙNG PHÁT DỊCH

.

Lượt xem ad

Lượt xem: 86

Bệnh sởi triệu chứng như phát ban toàn thân từ sau tai, sau gáy lan dần lên trán, mặt, cổ, sau đó lan xuống khắp thân mình và cuối cùng là tứ chi. Kèm theo đó là các triệu chứng khác như sốt cao (39 - 40 độ C), ho khan, viêm long đường hô hấp trên, đỏ mắt, viêm kết mạc, cảm giác khó chịu khi tiếp xúc với ánh sáng và một số trường hợp xuất hiện tình trạng viêm thanh quản cấp.

Bệnh sởi không chỉ gây ra các triệu chứng cấp tính mà còn có thể gây ra rất nhiều chứng bệnh viêm nhiễm hệ thống thần kinh, gây rối loạn hệ cơ, hệ vận động và nhiều hệ cơ quan quan trọng khác trên khắp cơ thể. Những tổn thương đa cơ quan này có thể để lại nhiều di chứng kéo dài, thậm chí vĩnh viễn cho người bệnh, trong trường hợp bệnh diễn biến xấu, sởi có thể gây tử vong, đặc biệt phổ biến ở nhóm trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi.

Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao nên việc phòng ngừa bệnh, tránh tình trạng lây lan trong cộng đồng là điều phụ huynh cần chú ý. Mọi người cần giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa và môi trường chung quanh, giữ gìn nơi sinh hoạt thông thoáng, sạch sẽ.

Với trẻ đã nhiễm bệnh sởi, cần phải được ở phòng thoáng, đủ ánh sáng, nghỉ ngơi, ngủ đủ, vệ sinh răng miệng. Tuyệt đối tránh các tập tục kiêng nước, kiêng gió, kiêng ăn.

Trẻ mắc bệnh sẽ chán ăn, khi đó cha mẹ nên để trẻ ăn đồ ăn lỏng, dễ tiêu, kết hợp tăng cường dinh dưỡng bằng các thức ăn giàu vitamin A.

Nhỏ mũi, mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) hoặc dung dịch nhỏ mắt mũi 3 - 4 lần/ngày.

Trẻ cũng cần uống đủ nước, nước oresol hoặc nước hoa quả. Khi trẻ bị tiêu chảy phải bổ sung nước hoặc cho bú nhiều hơn.

Khi phát hiện các dấu hiệu bệnh nặng như mệt, li bì, kém ăn, khó thở, tiêu chảy, ho nhiều, ban lặn nhưng vẫn sốt… thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

@ Mến

 

Bài viết cùng loại