Sở y tế tỉnh Bình Thuận
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bình Thuận

Gọi ngay để được hỗ trợ trực tiếp 24/7

.
Hotline: 0252 3 834 536

Sở y tế tỉnh Bình Thuận
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bình Thuận

Sở y tế tỉnh Bình Thuận
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bình Thuận

.

Tin tức - Sự kiện

BÌNH THUẬN: TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT
0252 3 834 536 https://zalo.me/02523834536 https://www.facebook.com/CDCBinhthuan?mibextid=ZbWKwL https://goo.gl/maps/tYN85EvoSRVAXss9A

BÌNH THUẬN: TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT

.

Lượt xem ad

Lượt xem: 327
Trong 4 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh Bình Thuận ghi nhận 457 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), giảm 04 lần so với cùng kì 2023 (1.837 ca)

Trong 4 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh Bình Thuận ghi nhận 457 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), giảm 04 lần so với cùng kì 2023 (1.837 ca).

Bình Thuận đã bắt đầu bước vào mùa mưa. Muỗi vằn truyền bệnh SXH thường đẻ trứng vào những dụng cụ chứa nước sạch trong nhà và khu vực quanh nhà. Trứng muỗi còn bám vào thành dụng cụ chứa nước và có thể tồn tại đến 6 tháng để khô, chỉ cần khi có nước, trứng nở thành lăng quăng, rồi thành muỗi. Đó là lý do khi có mưa thì bệnh SXH bắt đầu tăng. Vì vậy, mặc dù số mắc SXH giảm so với cùng kì, nhưng chúng ta không được chủ quan, lơ là.

Hãy áp dụng các biện pháp sau đây để chủ động phòng bệnh SXH:

1. Đậy kín các dụng cụ chứa nước để không cho muỗi vào đẻ trứng. Đây ngay sau khi sử dụng nước.

2. Diệt lăng quăng hàng tuần: Thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; cọ rửa thành dụng cụ chứa nước, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào chén nước kê chân tủ đựng thức ăn. Thu gom, loại bỏ các vật liệu phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu bể, vỏ dừa, vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá, ly nhựa, hộp xốp,… Bỏ muối vào bánh xe cũ chứa nước. Nếu được, chọc thủng bánh xe cho nước chảy hết ra.

3. Khi ngủ phải treo mùng (kể cả ban ngày) và mặc quần áo dài phòng muỗi chích.

4. Dùng nhang muỗi, vợt điện, đèn để xua và bắt muỗi.

5. Tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các chiến dịch diệt lăng quăng và phun hóa chất phòng, chống dịch.

Khi có các biểu hiện nghi ngờ bị mắc SXH như sốt cao đột ngột, kèm theo đau đầu, chán ăn, buồn nôn, đau hốc mắt, đau cơ, đau khớp và có biểu hiện chảy máu ở các mức độ khác nhau: da đỏ xung huyết, ban xuất huyết, đốm xuất huyết, chảy máu chân răng, chảy máu mũi… cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được hướng dẫn và điều trị kịp thời.

@ Q. Như

 

 

Bài viết cùng loại