Sở y tế tỉnh Bình Thuận
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bình Thuận

Gọi ngay để được hỗ trợ trực tiếp 24/7

.
Hotline: 0252 3 834 536

Sở y tế tỉnh Bình Thuận
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bình Thuận

Sở y tế tỉnh Bình Thuận
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bình Thuận

.

Hỏi đáp
Đặt câu hỏi
0252 3 834 536 https://zalo.me/02523834536 https://www.facebook.com/CDCBinhthuan?mibextid=ZbWKwL https://goo.gl/maps/tYN85EvoSRVAXss9A

Hỏi đáp

Chúng tôi sẽ trả lời những thắc mắc của bạn ngay tại đây

  • 1

    Nguyễn hồ tú nhi

    Tiêm phòng hpv tầm bao nhiêu ạ
    26/06/2024
    Câu trả lời: Xem tại đây

    Mọi  chi tiết a/c liên hệ phòng Tiêm Chủng sđt: 0252.3821761

    Xin trân trọng.

    admin - 12/08/2024
  • 2

    trankiet20042004@gmail.com.vn

    E muốn xét nghiệm các bệnh giang mai sùi màu gà hiv chi phí bao nhiêu a
    07/06/2024
    Câu trả lời: Xem tại đây

    Mọi chi tiết a/c liên hệ Bệnh Viện Da Liễu Tỉnh Bình Thuận. địa chỉ: 133 Hải Thượng Lãn Ông or sđt: 0252.3823930.

    admin - 07/06/2024
  • 3

    Trần Thị Xuân Ảnh

    Bé em đã 30 tháng nhưng chưa tiêm mũii 6 in 1 ( mũi 4) thì giờ có thể bổ sung dc k ạ.
    05/04/2024
    Câu trả lời: Xem tại đây

    6in1 chỉ tiêm được cho trẻ dưới 24 tháng tuổi. Đối với trẻ 30 tháng, có thể liên hệ các điểm tư nhân để tiêm bổ sung mũi 4in1.

    Trân trọng phản hồi đến bạn, xin cảm ơn.

    Mọi chi tiết a/c liên hệ sđt 0252.3827761 phòng tư vấn Tiêm chủng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Thuận ( trong giờ hành chính).

    admin - 08/04/2024
  • 4

    Nguyễn hằng yến nhi

    E đibik đạp đinh gỉ sét, nẵm 2023 e có tiêm 2 mũi uốn ván cho mẹ bầu, vậy bây h e phải tiêm mũi nào hay như thế nào để phòng bệnh ạ
    06/01/2024
    Câu trả lời: Xem tại đây

    Mọi chi tiết a/c liên hệ sđt 0252.3827761 phòng tư vấn Tiêm chủng ( trong giờ hành chính).

    Trân trọng Cảm ơn!

    admin - 18/01/2024
  • 5

    Nguyễn Thị Kim Liên

    Ở Trung tâm có làm xét nghiệm máu tổng quát ko
    02/11/2023
    Câu trả lời: Đang cập nhật
    - 01/01/001
  • 6

    Bùi An

    Trẻ sơ sinh có khả năng miễn dịch tự nhiên và tốt hơn so với các loại vắc xin không?
    04/09/2023
    Câu trả lời: Xem tại đây

    Trẻ sơ sinh có thể nhận được kháng thể bảo vệ từ mẹ trong vài tuần cuối của thai kỳ, nhưng chỉ đối với một vài bệnh cụ thể. Cho con bú sữa mẹ cũng sẽ bảo vệ trẻ tạm thời khỏi các tình trạng nhiễm trùng nhẹ, chẳng hạn như cảm lạnh. Tuy nhiên những kháng thể này không tồn tại lâu và bé sẽ dễ bị bệnh trong giai đoạn đầu đời.

    Ngoài ra, miễn dịch tự nhiên cũng xuất hiện khi trẻ đã từng bị nhiễm bệnh, ví dụ như thủy đậu. Tuy có hiệu quả miễn dịch tốt hơn so với tiêm chủng, nhưng miễn dịch tự nhiên có nhiều rủi ro hơn bởi những biến chứng tiềm ẩn của căn bệnh. Trong khi đó việc chủng ngừa vắc xin chỉ gây đau cánh tay trong một thời gian ngắn.

    admin - 04/09/2023
  • 7

    Anh Lương

    Tại sao có một số loại vắc xin phải tiêm nhiều hơn 1 lần?
    04/09/2023
    Câu trả lời: Xem tại đây

    Tiêm phòng đầy đủ các liều theo khuyến cáo của từng loại vắc xin sẽ cung cấp cho trẻ sự bảo vệ tốt nhất. Tùy thuộc vào mỗi loại vắc xin, trẻ sẽ cần tiêm nhiều hơn 1 liều nhằm:

    • Xây dựng khả năng miễn dịch đủ cao để ngăn ngừa bệnh tật;
    • Tăng cường khả năng miễn dịch bị suy yếu theo thời gian;
    • Đảm bảo trẻ được bảo vệ tối đa nếu không được miễn dịch sau liều đầu tiên;
    • Chống lại các tác nhân gây bệnh thay đổi theo thời gian, ví dụ như cúm.
    admin - 04/09/2023
  • 8

    Chị Linh

    Có phải trẻ không đi mẫu giáo và ở nhà hoàn toàn thì không cần phòng bệnh? Đợi đến khi trẻ bắt đầu đi học mới tiêm chủng có được không?
    04/09/2023
    Câu trả lời: Xem tại đây

    Không. Ngay cả trẻ nhỏ được chăm sóc tại nhà cũng có thể bị lây nhiễm bệnh từ cha mẹ, các anh chị em khác hoặc khách đến thăm. Trước khi đến trường, trẻ vẫn có thể mắc bệnh thông qua việc tiếp xúc với những người khác bên ngoài, chẳng hạn như hành khách trên máy bay, người chăm sóc trẻ em hoặc thậm chí tại các cửa hàng. Một số người đã mắc bệnh nhưng chưa biết điều đó vì không có triệu chứng sẽ lây truyền cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

    Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi dễ mắc bệnh vì hệ miễn dịch còn non yếu. Không nên trì hoãn lịch tiêm chủng đến khi trẻ bắt đầu đi học, các bé cần được bảo vệ ngay bây giờ khỏi những nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm và có thể phòng ngừa được bằng vắc xin.

    admin - 04/09/2023
  • 9

    Chị Kha

    Làm thế nào để phát hiện sớm phản ứng sau tiêm vắc xin viêm gan B?
    04/09/2023
    Câu trả lời: Xem tại đây
    • Các bà mẹ cần biết con mình đã được tiêm vắc xin viêm gan B.
    • Sau tiêm trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và dặn bà mẹ theo dõi ít nhất một ngày (24 giờ) sau khi tiêm.
    • Sau tiêm trẻ có thể quấy khóc hơn, các bà mẹ nên chú ý đến trẻ hơn và cho trẻ bú khi trẻ thức, không nên nằm cho trẻ bú.
    • Sau tiêm trẻ có thể có phản ứng thông thường như sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc v..v. Các bà mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn hoặc uống nhiều nước, chườm mát và theo dõi trẻ.
    • Đưa trẻ tới cơ sở y tế nếu phản ứng kéo dài hơn một ngày hoặc phản ứng trở nên nghiêm trọng hơn như trẻ sốt cao hay có những biểu hiện khác thường như quấy khóc kéo dài, tím tái, khó thở, bú ít, bỏ bú...
    admin - 04/09/2023
  • 10

    Chị Minh Thu

    Chào bác sĩ, cháu nhà tôi hiện được hơn 9 tháng tuổi, tôi thấy trạm y tế phường gọi đi tiêm vaccine sởi, tuy nhiên tôi muốn đợi đến khi cháu đủ 12 tháng tuổi để tiêm phòng cả sởi – quai bị – rubella. Nếu con tôi tiêm như vậy thì có ảnh hưởng gì không?
    31/08/2023
    Câu trả lời: Xem tại đây

    Cán bộ y tế phường gọi chị đưa con ra tiêm phòng sởi khi con đủ 9 tháng tuổi là đúng. Lý do: Theo Bộ Y tế quy định, trẻ đủ 9 tháng tuổi cần tiêm vaccine mũi 1 phòng bệnh sởi ngay.

    Lịch tiêm này phù hợp với tình hình dịch bệnh sởi tại VN. Nếu chị đợi trẻ đủ 12 tháng để tiêm vaccine phòng bệnh sởi - rubela - quai bị thì e rằng trẻ sẽ mắc bệnh sởi trong thời gian chờ tiêm mũi này. Sau tiêm mũi này, đến khi con chị đủ 12 tháng tuổi, cháu vẫn có thể tiêm mũi tam liên phòng bệnh sởi - quai bị - rubela trên.

    admin - 04/09/2023
  • 11

    Anh Hoài

    Trường học có biện pháp chăm sóc trẻ sau tiêm phòng như thế nào? Trong trường hợp trẻ có phản ứng bất thường sau khi tiêm, trường học sẽ xử trí như thế nào?
    31/08/2023
    Câu trả lời: Xem tại đây

    Trong quá trình trẻ tiêm phòng tại trường, trường có sắp  xếp phòng chăm sóc trẻ sau tiêm. Tại đây, có đầy đủ trang thiết bị, hộp chống sốc, bóp bóng, bình ô xy.... để xử lý khi trẻ có hiện tượng phản ứng với vaccine tiêm chủng. Đồng thời, có nhân viên y tế của trạm y tế phường trên địa bàn vào sổ theo dõi và chăm  sóc sức khỏe trẻ sau tiêm. Các trẻ sau khi tiêm phòng đều được theo dõi chặt chẽ, đúng thời gian theo quy định, là 30 phút sau khi tiêm phòng.

    Trong trường hợp có trẻ phản ứng bất thường sau khi tiêm phòng, nhà trường sẽ phối hợp chặt chẽ với nhân viên y tế của trạm y tế phường để sơ cứu tại chỗ, trường hợp trẻ phản ứng mạnh, có chiều hướng nguy hiểm sẽ phối hợp với đội cấp cứu lưu động của Trung tâm y tế quận đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất. Sau đó, trường sẽ báo cáo với Phòng y tế và Phòng giáo dục và đào tạo của quận.

    admin - 04/09/2023