Sở y tế tỉnh Bình Thuận
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bình Thuận

Gọi ngay để được hỗ trợ trực tiếp 24/7

.
Hotline: 0252 3 834 536

Sở y tế tỉnh Bình Thuận
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bình Thuận

Sở y tế tỉnh Bình Thuận
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bình Thuận

.

Tin tức - Sự kiện

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ PHÒNG BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ
0252 3 834 536 https://zalo.me/02523834536 https://www.facebook.com/CDCBinhthuan?mibextid=ZbWKwL https://goo.gl/maps/tYN85EvoSRVAXss9A

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ PHÒNG BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ

.

Lượt xem ad

Lượt xem: 48
Từ đầu năm đến nay, tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô đã nghi nhận khoảng 15.600 trường hợp mắc bệnh Đậu mùa khỉ, trong đó có trên 537 trường hợp tử vong. Trước diễn biến của dịch bệnh Đậu mùa khỉ (mpox) và nguy cơ lây lan sang các quốc gia khác, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế đối với dịch bệnh Đậu mùa khỉ vào ngày 14/8/2024.
Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người qua tiếp xúc gần, do đó, việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng.
Bệnh cũng có thể lây truyền do ăn phải thịt động vật bị nhiễm virus đậu mùa khỉ chưa được nấu chín.
Bệnh cũng lây truyền từ người bệnh sang người lành khi có tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương ngoài da, chất tiết, chất thải đường hô hấp, giọt bắn của người mắc bệnh đậu mùa khỉ
Bệnh cũng có thể lây truyền gián tiếp hoặc thông qua các vật dụng, đồ dùng sinh hoạt của người bệnh có chứa mầm bệnh như khăn mặt, chăn, ga trải giường.
Bệnh có thể diễn biến nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai, người suy giảm miễn dịch.
Để chủ động phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ, Bộ Y tế hướng dẫn và khuyến cáo người dân nhận biết các triệu chứng nghi ngờ và thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau:
Bệnh đậu mùa khỉ thường biểu hiện với các triệu chứng như sốt, đau đầu dữ dội, đau lưng, đau cơ, hạch lympho viêm và sưng đau, kiệt sức. Sau đó xuất hiện ban ngoài da đa dạng như: ban dát sẩn, cục sẩn, mụn nước, mụn mủ.
Ban có xu hướng tập trung vùng mặt và ngọn chi hơn là ở vùng thân mình. Ban mọc chủ yếu ở mặt (95%), lòng bàn tay và lòng bàn chân (75%), ngoài ra cũng hay gặp niêm mạc miệng (70%), niêm mạc sinh dục (30%) và kết-giác mạc (20%). Trong trường hợp nặng, các tổn thương có thể liên kết với nhau thành mảng lớn và bong vảy.
Để phòng bệnh, cần giảm nguy cơ lây nhiễm từ động vật sang người bằng cách hạn chế hoặc cấm buôn bán, nhập khẩu các loại động vật linh trưởng, gặm nhấm…
Không ăn tiết canh, thịt động vật nấu chưa chín kỹ. Thận trọng khi tiếp xúc gần, trực tiếp với các loại động vật, cần mang bảo hộ lao động phù hợp.
Hạn chế tiếp xúc vật lý trực tiếp với những người nghi ngờ hoặc đã được khẳng định nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn, khử khuẩn môi trường, nhất là sau khi tiếp xúc trực tiếp hoặc sau khi tiếp xúc với quần áo, chăn màn, đồ dùng sinh hoạt của người nhiễm/nghi nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.
Nhân viên y tế cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa qua đường tiếp xúc khi thăm khám, chăm sóc, điều trị người bệnh.
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa đối với nhóm người có nguy cơ lây nhiễm cao. Vaccine phòng bệnh đậu mùa có khả năng phòng bệnh đậu mùa khỉ lên đến 85% và làm giảm mức độ nặng của bệnh.
Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ, cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ/mắc bệnh, động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.
Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
Để tránh lây lan và phát triển thành dịch, người dân khi phát hiện người thân hoặc những người xung quanh có triệu chứng cảnh báo bệnh cần tăng cường vận động, tư vấn cho người bệnh đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị, hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh.
@HỒ HƯNG

 

Bài viết cùng loại