Sở y tế tỉnh Bình Thuận
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bình Thuận

Gọi ngay để được hỗ trợ trực tiếp 24/7

.
Hotline: 0252 3 834 536

Sở y tế tỉnh Bình Thuận
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bình Thuận

Sở y tế tỉnh Bình Thuận
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bình Thuận

.

Sức khỏe sinh sản

Chăm Sóc Dinh Dưỡng 1000 Ngày Đầu Đời Cho Trẻ
0252 3 834 536 https://zalo.me/02523834536 https://www.facebook.com/CDCBinhthuan?mibextid=ZbWKwL https://goo.gl/maps/tYN85EvoSRVAXss9A

Chăm Sóc Dinh Dưỡng 1000 Ngày Đầu Đời Cho Trẻ

.

Lượt xem admin

Lượt xem: 427
1000 ngày đầu đời của trẻ được ví là 1000 ngày vàng, được tính bằng thời gian mang thai của bạn cộng với 2 năm đầu tiên của trẻ. Đầu tư vào chăm sóc và dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này chính là sự đầu tư tốt nhất cho sự phát triển cả đời của trẻ. Giai đoạn này được xem là cơ hội để chăm sóc dinh dưỡng, qua đó thiết lập nền tảng cho sức khỏe, trí thông minh và trí tuệ cảm xúc nói chung của một con người.
Chăm Sóc Dinh Dưỡng 1000 Ngày Đầu Đời Cho Trẻ

1000 ngày đầu đời quan trọng như thế nào với trẻ?


 Giải thích cho việc này, các nhà khoa học nhận thấy: não bộ của con người phát triển và thay đổi trong suốt cuộc đời, nhưng thời kỳ não bộ phát triển nhanh nhất và quan trọng nhất là trong ba tháng cuối của thai kỳ và hai năm đầu đời của trẻ, đạt tới 80% trọng lượng của não trưởng thành. Đây là giai đoạn tốc độ tăng sinh số lượng tế bào thần kinh nhanh chóng; là giai đoạn tăng trưởng và biệt hóa, kết nối của các tế bào thần kinh. Cho nên, khoảng thời gian này sự cung cấp dinh dưỡng tối ưu là cơ sở để đảm bảo sự phát triển bình thường của trẻ đồng thời đây cũng là thời điểm não dễ bị tổn thương nhất nếu có sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng.

Chế độ dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời có tầm quan trọng trong nâng cao thể lực và khả năng miễn dịch để phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn rất thường gặp ở trẻ nhỏ như viêm phổi, tiêu chảy… Dinh dưỡng hợp lý trong 1000 ngày đầu đời đặc biệt còn giúp dự phòng  bệnh béo phì, tiểu đường và các bệnh mạn tính khác sau này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe suốt đời.


Cần làm gì trong 1000 ngày vàng đầu đời?


Chiến lược dinh dưỡng trong 1000 ngày vàng được Tổ chức y tế thế giới và các hiệp hội nhi khoa khuyến cáo cần tập trung vào các can thiệp được chứng minh là có hiệu quả, khả thi, có thể triển khai trên diện rộng với chi phí hợp lý và hiệu quả cao, đó là:


F Cải thiện dinh dưỡng cho bà mẹ có thai, bao gồm bổ sung sắt/axit folic hoặc đa vi chất: Người mẹ phải được khám thai ít nhất 4 lần trong 3 quý của thai kỳ, Phải được tiêm phòng các vắc-xin dành cho người mang thai và xét nghiệm đầy đủ các bệnh lây truyền từ mẹ sang con đồng thời bổ sung viên sắt/axit folic hoặc viên đa vi chất và thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý trong suốt thai kỳ. Việc tăng cân của người mẹ phụ thuộc vào cân nặng trước có thai, trung bình là 10-12 kg cho người có cân nặng bình thường trước có thai. Lúc này khẩu phần ăn là yếu tố quan trọng giúp tăng cân của người mẹ và đứa trẻ trong bụng. Nhu cầu năng lượng của người phụ nữ khi chưa có thai là khoảng 2000 Kcal. Khi mang thai và cho con bú  phải đảm bảo  đầy đủ năng lượng khoảng 3200-3400 KCal.


F Khuyến khích và hỗ trợ thực hành nuôi con bằng sữa mẹ: Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất, hoàn hảo nhất dành cho trẻ. Tại bàn sinh, trẻ được “da kề da” với mẹ và bắt vú sớm trong vòng 1 giờ đầu để bé tận hưởng sữa non, có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều kháng thể giúp nâng sức đề kháng chống lại một số bệnh tật, đặc biệt các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa, giúp mẹ xuống sữa nhanh và go hồi tử cung tốt. Cho trẻ bú theo nhu cầu và cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Mẹ cần phải bổ sung nguồn dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe sau sinh và duy trì được nguồn sữa mẹ cho trẻ bú kéo dài đến 24 tháng.


F Cải thiện thực hành ăn bổ sung cho trẻ 6 đến 24 tháng tuổi: Khi trẻ được 6 tháng tuổi, sự phát triển của trẻ tăng lên rất nhanh, vì vậy nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng tăng lên và sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu cho trẻ. Từ thời điểm này, cho trẻ ăn bổ sung ngoài sữa mẹ. Bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, tập cho trẻ quen dần với nhiều thức ăn mới. Chú ý: ăn đủ số bữa và đáp ứng yêu cầu về năng lượng hàng ngày theo khuyến nghị; cho trẻ ăn thực phẩm giàu năng lượng và các chất dinh dưỡng, ăn đa dạng thực phẩm với ít nhất 5 trong 8 loại nhóm thực phẩm theo khuyến cáo hàng ngày (bao gồm ngũ cốc, hạt và đậu đỗ, rau quả giàu vitamin A, rau quả khác, thịt/cá/phủ tạng, trứng, sữa, dầu mỡ); cho trẻ ăn thực phẩm giàu sắt, ăn thịt, cá hàng ngày; hỗ trợ và chăm cho trẻ ăn no trong các bữa ăn. Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm khi chế biến thức ăn và cho trẻ ăn.


F Cải thiện tình trạng vi chất của trẻ: Ăn đa dạng thực phẩm để bổ sung vi chất dinh dưỡng, đặc biệt vitamin A và kẽm. Học cách chế biến thức ăn cho trẻ để không mất vitamin trong quá trình chế biến. Đưa trẻ dưới 5 tuổi tham gia chiến dịch uống bổ sung vitamin A tại địa phương hàng năm.


F Đảm bảo nước sạch, vệ sinh cá nhân và điều kiện vệ sinh 

Tạo môi trường an toàn cho trẻ vận động: Ngoài chế độ dinh dưỡng, chúng ta cần tạo một môi trường tự nhiên với đầy đủ ánh sáng và không gian rộng rãi, thông thoáng, tránh được các nguy cơ tai nạn sinh hoạt giúp cho trẻ vận động, phát triển cả về thể chất và tinh thần.
Dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời là cửa sổ cơ hội cho tất cả người mẹ cũng như cán bộ y tế và những người liên quan. Nếu biết tận dụng tối đa cơ hội đó để thực hiện chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ và con ngay từ khi mang thai cho đến 2 năm đầu đời của trẻ, chúng ta hoàn toàn tin vào một thế hệ tương lai con người Việt Nam khỏe mạnh cả thể chất và tinh thần./.

Dịch vụ khác