Sở y tế tỉnh Bình Thuận
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bình Thuận

Gọi ngay để được hỗ trợ trực tiếp 24/7

.
Hotline: 0252 3 834 536

Sở y tế tỉnh Bình Thuận
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bình Thuận

Sở y tế tỉnh Bình Thuận
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bình Thuận

.

Phòng, Chống bệnh truyền nhiễm

​Tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết
0252 3 834 536 https://zalo.me/02523834536 https://www.facebook.com/CDCBinhthuan?mibextid=ZbWKwL https://goo.gl/maps/tYN85EvoSRVAXss9A

​Tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết

.

Lượt xem admin

Lượt xem: 482
Sốt xuất huyết là bệnh virut do muỗi truyền, bệnh giống như cúm nặng, đôi khi gây ra biến chứng nguy hiểm tiềm tàng gọi là bệnh sốt xuất huyết nặng. Sốt xuất huyết là bệnh virut có thể gây ra đại dịch, đang nổi lên nhanh chóng ở nhiều nơi trên thế giới.

Sốt xuất huyết là bệnh virut do muỗi truyền,  bệnh giống như cúm nặng, đôi khi gây ra biến chứng nguy hiểm tiềm tàng gọi là bệnh sốt xuất huyết nặng. Sốt xuất huyết là bệnh virut có thể gây ra đại dịch, đang nổi lên nhanh chóng ở nhiều nơi trên thế giới.

Theo Tổ chức Y tế thế giới trên toàn cầu, 3,5 tỷ người đang sống ở các quốc gia lưu hành sốt xuất huyết và có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết. Trong số này, 1,3 tỷ người sống trong các vùng lưu hành sốt xuất huyết ở 10 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Năm quốc gia (Ấn Độ, Indonesia, Myanmar, Sri Lanka và Thái Lan) nằm trong số 30 quốc gia có dịch lưu hành cao nhất trên thế giới.

Dịch sốt xuất huyết có xu hướng diễn biến theo mùa, với tốc độ lây truyền thường cao nhất trong và sau mùa mưa. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sốt xuất huyết bao gồm mật độ quần thể muỗi, tính nhạy cảm với các kiểu huyết thanh lưu hành, nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm, tất cả đều ảnh hưởng đến quá trình sinh sản và kiếm ăn của quần thể muỗi, cũng như thời kỳ ủ bệnh của vi rút sốt xuất huyết. 

Bệnh phát triển mạnh ở các vùng ngoại ô và nông thôn, nhưng cũng ảnh hưởng đến các khu dân cư đông dân ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Theo Tổ chức Y tế thế giới tỷ lệ mắc sốt xuất huyết toàn cầu đã tăng gấp 30 lần trong 50 năm qua. Ước tính hiện nay có đến 50 - 100 triệu ca sốt xuất huyết hàng năm tại hơn 100 quốc gia có dịch, gây nguy cơ cho gần một nửa dân số thế giới. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho sốt xuất huyết/sốt xuất huyết nặng, nhưng phát hiện sớm và đến sớm các cơ sở y tế để được chăm sóc y tế đúng cách có thể làm giảm tỷ lệ tử vong xuống dưới 1%. Các biện pháp kiểm soát véc tơ hiệu quả là vấn đề then chốt trong công tác phòng chống sốt xuất huyết.

Theo báo cáo của các địa phương, tại Việt Nam từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 57.295 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 13 trường hợp tử vong tại Đồng Nai (4), Đắc Lắc (2), Phú Yên (2), Bình Phước (1), Bình Thuận (1), Thành phố Hồ Chí Minh (1), Khánh Hòa (1), Kiên Giang (1). Số mắc và tử vong tuy giảm so với cùng kỳ năm 2022 nhưng có xu hướng gia tăng trong các tuần gần đây. Hiện nay đang là thời điểm mùa dịch, dự báo số mắc hàng tuần có xu hướng gia tăng trong thời gian tới nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch.

Để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch, không để dịch bùng phát, lan rộng, hạn chế tối đa số mắc và tử vong, ngày 10/8/2023, Cục Y tế dự phòng có văn bản gửi đồng chí Giám đốc Sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương đề nghị tập trung chỉ đạo một số nội dung, cụ thể như sau:

-  Giám sát chặt chẽ tình hình bệnh nhân trên địa bàn, nắm chắc các ổ dịch

sốt xuất huyết hiện có và mới phát sinh, xử lý triệt để các ổ dịch ngay khi phát hiện, không để dịch bùng phát, lan rộng, kéo dài. Tổ chức triển khai mạnh mẽ hơn nữa các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng (bọ gậy) phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn và duy trì hoạt động 1 tuần/1 lần tại các khu vực có nguy cơ cao, 2 tuần/1 lần tại các khu vực có chỉ số muỗi, loăng quăng/bọ gậy cao và 1 tháng/1 lần tại các khu vực còn lại.

-  Phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn triển khai các hoạt động tuyên truyền để người dân hưởng ứng tích cực các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng, chủ động tham gia thu dọn vật dụng phế thải chứa nước đọng, nơi bọ gậy, muỗi phát triển, đậy kín nắp và thả cá vào bể, các dụng cụ chứa nước sinh hoạt.

-  Củng cố hệ thống cán bộ làm công tác phòng chống côn trùng tuyến tỉnh và tuyến huyện. Tổ chức tốt việc giám sát côn trùng chủ động các tuyến để phát hiện sớm các khu vực có nguy cơ để xử lý kịp thời.

- Tổ chức tập huấn về công tác giám sát bệnh nhân, giám sát côn trùng, xử lý ổ dịch cho cán bộ y tế dự phòng. Tập huấn về phác đồ điều trị, xử lý cấp cứu bệnh nhân cho cán bộ y tế làm công tác điều trị tại tất cả các tuyến.

- Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, đặc biệt tại các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân, tránh tình trạng bệnh nhân không được tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời, đồng thời có kế hoạch phân tuyến điều trị, hỗ trợ tuyến dưới, tránh tình trạng quá tải bệnh viện.

- Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết tại các điểm nóng, các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch trên địa bàn, hỗ trợ tuyến dưới trong công tác phòng, chống dịch.

- Chỉ đạo các đơn vị y tế báo cáo kịp thời, đầy đủ tình hình dịch bệnh qua phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy định tại Thông tư 54/2015/TTBYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế.

- Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí, bổ sung kinh phí cho công tác phòng chống sốt xuất huyết để triển khai các hoạt động phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh.

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Bài viết cùng loại